"Đừng bao giờ đi ăn một mình" - Quyển sách kinh điển về thiết lập mối quan hệ mà hàng ngàn doanh nhân xem là sách gối đầu giường.
Dù muốn hay không, 1 lúc nào đó bạn sẽ thấy rất "đuối như trái chuối" khi nhìn lại xung quanh, bạn chẳng quen biết ai cả.
Bạn muốn bán hàng cho công ty X? Sẽ dễ hơn rất tiếc nhiều nếu bạn quen anh A của công ty ấy.
Bạn hiểu ý tui chứ?
More...
Đó là sức mạnh của mối quan hệ.
Khi tất cả là người quen, câu chuyện dễ chịu hơn rất nhiều so với "người lạ".
Bài viết này tui sẽ tóm lược ra 10 điều mà tui tâm đắc nhất trong quyển sách này.
Ok, bắt đầu thôi người ơi.
À quên, nếu bạn chưa có cuốn này, thì bạn bấm vào đây để xem giá trên Tiki nhé (coi thử có khuyến mãi hay gì không rồi hãy mua).
Mở đầu quyển sách là câu nói nổi tiếng của Magaret Wheatley:
“ Điều duy nhất quan trọng trong thế giới này là mối quan hệ. Mọi vật tồn tại trong vũ trụ này vì chúng có quan hệ với nhau. Không có điều gì tồn tại độc lập. Chúng ta cũng thôi đừng giả bộ mình là một cá nhân có thể tồn tại độc lập”.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng, không ai có thể thành công lâu dài nếu chúng ta chỉ làm việc một mình.
Mọi điều chúng ta đạt được đều dựa trên các mối quan hệ.
Trong quyển sách "Làm thế nào để xin được việc” có một khảo sát thú vị, qua đó trên 282 người thì có đến 56% có việc nhờ người quen 🙂
Tui nghĩ, điều tương tự cũng xảy ra trong nhà trường, thương trường và cả... chiến trường -)))
Vạn vật đều có liên hệ, dù muốn hay không thì bạn vẫn phải xoay quanh những mối quan hệ.
Không một ai có thể đạt được những mục tiêu lớn nếu không có tư duy kết nối và được những người xung quanh hỗ trợ.
Tác giả Keith Ferrazzi đã nói rất rõ: “Tôi nhận thấy rằng xây dựng mạng lưới thực thụ chính là tìm cách giúp người khác thành công”.
Hãy cho đi nhiều hơn khao khát được nhận.
Một hệ thống chỉ vận hành tốt khi mọi người trong đó nhận ra họ cần nhau và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu cao hơn.
Suy nghĩ “Tự giúp đỡ” chính là một tư duy sai lầm nhất của rất nhiều người.
Bạn chỉ có thể hi vọng vào thành công khi bạn xác lập được mục tiêu.
Mục tiêu của bạn càng rõ ràng thì bạn càng dễ đi đến đó, ở đây cũng giống như khi bạn đi trên đường vậy. Nếu bạn không xác định điểm đến thì bạn sẽ mãi mãi là kẻ lang thang.
Khi bắt đầu làm bất cứ chuyện gì, hãy tập trung tìm kiếm ngọn lửa xanh – nơi hội tụ đam mê và năng lực của bạn.
Nếu bạn làm việc mà không có hai yếu tố này thì cũng giống như chiếc xe không có nhiên liệu, mãi mãi không đến đích.
À, trong sách có hướng dẫn bạn cách tìm NGỌN LỬA XANH nhé, nhưng tui không "khui" ở đây đâu.
Bạn phải tự đọc thì mới thú vị.
Đọc tiêu đề là thấy quá rõ nội dung rồi.
Làm ơn, nếu được, thì bớt bớt kẻ thù lại nha mấy má 🙂
Mấu chốt của những con người thành công đó chính là nghệ thuật xây dựng mối quan hệ.
Nè, bạn không thể thành công nếu xung quanh bạn toàn là kẻ thù.
Có kẻ thù nào ngồi xuống cùng bạn ở 1 cái bàn, rồi bạn kẻ thù này hướng dẫn, giúp đỡ bạn 1 việc gì đó không?
Còn lâu.
Còn khuya.
Nhưng, với bạn bè, việc giúp đỡ nhau là rất bình thường.
Bạn hiểu chứ?
Một lần nữa: Thêm một người bạn tốt hơn thêm một kẻ thù
Sự táo bạo mà bạn đọc trong “Đừng bao giờ đi ăn một mình” không phải là sự liều lĩnh, bất chấp tất cả.
Sự táo bạo ở đây giúp cho bạn mang đến những nét độc đáo, những thứ thuộc về thương hiệu.
Khi bạn học được biết phải nói gì thì bạn luôn giữ tâm thế chủ động trong mọi cuộc thảo luận và sự chủ động đó tạo nên sự tự tin, táo bạo trong các mối quan hệ.
Sự táo bạo ở đây cũng có thể hiểu là tính phóng khoáng – nguồn gốc tạo nên lòng tin và sự thấu hiểu trong mối quan hệ.
Nó giúp cho mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn và khi ấy các bạn có thể cùng nhau làm những điều phi thường.
Không có sự thành công nào đến với bạn chỉ sau một đêm.
Khi làm bất cứ điều gì thì bạn cũng cần có những công cụ và kế hoạch để phục vụ tốt nhất cho quá trình chinh phục thử thách.
Đặc biệt hơn cả là khi chuẩn bị kế hoạch thì “đừng bao giờ đi ăn một mình”.
Nghĩa là đừng có solo, đừng có quá tự tin vào bản thân mà có suy nghĩ "Một mình tao chấp cả thế giới".
Bạn phải có đồng đội!
Vì một cá thể không thế có cái nhìn tống quan cho cả một quá trình dài.
Từ hôm nay, khi "mần" bất cứ việc gì, bên cạnh kế hoạch công việc, bạn cũng cần suy nghĩ về những người sẽ đồng hành cùng bạn.
Không thừa đâu!
Đừng bao giờ lơi lỏng mối quan hệ với những người xung quanh, vì khi ấy bạn sẽ biến mất trong tập thể.
Và khi sự hiện diện của bạn không còn hoặc sự biến mất của bạn đã trở thành một thói quen thì sẽ rất khó kết nối với những người xung quanh.
Điều bạn nên làm khi ở giữa một tập thể là phát triển mạng lưới siêu kết nối đến nhiều người nhất có thể.
Khi những mối quan hệ được thiết lập thì sự tồn tại của bạn sẽ có ý nghĩa lớn dần.
Để không biến mất trong tập thể, hàng ngày họ phải chuẩn bị sẵn sàng để tạo kết nối và liên lạc với rất nhiều người.
Dấu hiệu thành công là khi số lượng và chất lượng mối quan hệ tăng lên.
Ngược lại, khi 2 chỉ số này giảm thì có nghĩa bạn đang biến mất.
Đừng để điều đó xảy ra!
Bên trong bất cứ ai cũng có một nỗi lo sợ bị từ chối khi cố gắng kết nối, cố gắng chia sẻ những đam mê.
Có lẽ sau khi đọc “Đừng bao giờ đi ăn một mình”, trong bạn sẽ có rất nhiều sự thay đổi.
Hãy nhớ những điều sau:
“Nó là cộng đồng, nó là mạng lưới
Nó là bộ lạc, nó là gia đình
Cho dù nó tên gì
Cho dù bạn là ai
Bạn cũng cần đến nó”
- Jane Howard
Trong sách “Đừng bao giờ đi ăn một mình”, Keith có đề cập đến những suy nghĩ cá nhân của ông khi thời trai trẻ.
Ông không muốn tham gia các câu lạc bộ, các tổ chức mang tính cộng đồng và thậm chí là nhút nhát trước đám đông.
Mặt khác, ông lại muốn tham gia vào các câu lạc bộ dành cho tầng lớp trung lưu, tri thức nhưng lại không thể chen chân vào.
Sau này Keith mới biết rằng, các câu lạc bộ nhỏ chính là những nấc thang đưa người ta đến những cuộc hội thảo mang tính toàn cầu như Diễn đàn kinh tế thế giới.
Hãy bắt đầu nhỏ.
Đừng có kén cá chọn cơm!
Đây chính là một trong những điểm tế nhị mà rất ít người làm được.
Khi bạn nói với ai đó rằng “ Đừng đi ăn một mình” thì hãy nói đến những ưu điểm thay vì nhược điểm là tham ăn của họ.
Một điều đơn giản như bạn sẽ chẳng thể nào xây dựng những mối quan hệ với phụ nữ nếu thường xuyên hỏi về cân nặng hoặc độ tuổi của cô ấy.
Bạn cũng chẳng thể được 1 ông giám đốc giúp đỡ, nếu cứ ngồi đó mà chê cái đầu hói của ổng.
Hihi
Thế giới này đầy rẫy sự bi quan rồi.
Thành ra, khi nói chuyện, hãy cố gắng tập trung vào điều tích cực, đơn giản vì bạn đang tạo ra rất nhiều lợi thế cho bản thân mình.
Trên đây là 10 điều thú vị mà tui nhận ra được từ quyển sách độc đáo “Đừng bao giờ đi ăn một mình”.
Mong rằng mỗi chúng ta đều sẽ ít nhiều vận dụng nó vào cuộc sống để tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp và xây dựng con đường đi đến thành công.
See ya!
27,645 người đã đọc bài viết này, 16 View hôm nay
Don't believe me, just watch :) More About Me At kinhdoanhblog.com/admin/
👇👇👇👇👇 Nhớ để lại COMMENT nha cả nhà (comment nhiều like sẽ lên TOP) 👏👏👏👏👏
10 Comments on "10 Bài Học Rút Ra Từ Sách “Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình”"
Link bị lỗi rùi ad ơi, Thanks ad !
Vẫn bình thường mà có bị lỗi gì đâu?
Hay quá tóm tắt thật ngắn gọn và xúc tích. Xem xong cảm giác như vừa đọc 1 cuốn sách hàng trăm trang. Cảm ơn ad, mong được nghe ad thêm nhiều cuốn sách như vậy nữa.
Sẽ có.
Tui sẽ cố gắng viết lại những quyển sách mà tui đã đọc <3
[…] “Đừng bao giờ đi ăn một mình” – Quyển sách kinh điển về thiết lập mối quan hệ mà hàng ngàn doanh nhân xem là sách gối đầu giường. […]
Cảm ơn bạn.
Phải mua quyển này về đọc ngay mới được!
cảm ơn thầy ạ!
Hi chúc bạn vui vẻ.
Em đã đọc bài này 2 lần rồi.
Cảm ơn anh Năm, bài tổng hợp này rất giá trị